Tất tần tật những điều cần biết về Layout bàn phím cơ
Đối với những tín đồ mê công nghệ thì bàn phím cơ có lẽ là một khái niệm không còn quá mới mẻ, nhưng để hiểu rõ về layout bàn phím cơ thì hẳn còn rất nhiều người nhầm lẫn hoặc chưa hiểu chính xác. Hãy cùng EZPC tìm hiểu các khái niệm thú vị này, nó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác hơn khi chọn mua bàn phím cơ đấy.
Form factors và Layout bàn phím cơ là gì?
1.1 Form Factors
Form factors là hình dạng và kích thước vật lý của bàn phím cơ, cùng với số lượng keys đang có trên bàn phím. Khái niệm Form factors sẽ gồm các loại:
Full size
Bàn phím fullsize
Kích thước đầy đủ: là bàn phím có đầy đủ các phím theo như mô hình truyền thống. Thông thường có 104 phím. Cỡ này dành cho những người mới dùng bàn phím cơ, hoặc có các nhu cầu đa dạng, hoặc nhóm người không thể nào quen được với các kích cỡ còn lại. Nó có đầy đủ từ cụm phím ký tự, cụm số, cụm mũi tên đến tất cả những phím chức năng còn lại khác. Nói chung quy thì bàn phím laptop đầy đủ của bạn như thế nào thì cỡ fullsize của bàn phím cơ cũng có ngần ấy phím.
Bàn phím Fullsize chính là lựa chọn phù hợp cho những ai có nhu cầu nhập nhiều dữ liệu và phải thường xuyên sử dụng đến bàn phím số. Do đó, keyboard full size được xem là tiêu chuẩn bàn phím dành cho dân văn phòng. Nó là tất cả những gì mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi họ tưởng tượng về bàn phím. Bàn phím Fullsize được trang bị tiêu chuẩn với đầy đủ các yếu t, bao gồm: bàn phím số, cụm màn hình chính, các phím chức năng và phím mũi tên. Trong đó, bàn phím số thường nằm ở vị trí bên phải. Tuy nhiên vẫn có những layout sở hữu bàn phím số nằm bên trái.
Tenkeyless / TKL / 80%
Tenkeyless keyboard
Là bàn phím có diện tích 80% so với diện tích chuẩn của fullsize. Thông thường có 88 phím tùy bố cục. Tenkeyless keyboard sẽ bị lược bỏ cụm phím số so với fullsize.
Kích cỡ tenkeyless rất phổ biến, đặc biệt trong giới gamers. Nó đặc biệt chuyên dùng cho những game cần nhiều không gian để di chuyển chuột, nhưng lại cũng cần tốc độ cao khi bấm phím. Và vì chỉ lược bỏ phím số, các phím chức năng khác còn nguyên nên người dùng hầu như không gặp bất kỳ khó khăn nào khi bấm phím, không phải đi qua bất kỳ cài đặt hay tổ hợp phím thay thế nào. Nói chung rất tiện lợi và dễ dùng.
Cỡ 75%
Đây là kích cỡ nhỏ hơn tenkeyless một chút. Nhưng không lược bỏ thêm phím mà chỉ là nhồi nhét các phím vào cùng trong một không gian nhỏ gọn hơn cho vừa 75% so với fullsize thôi. Chính vì vậy nó không thật sự phù hợp với việc chơi game hoặc nhóm người dùng thích sự thoải mái khi gõ phím hay có kích cỡ bàn tay to.
Cỡ 60%
Bàn phím cỡ 60%
Là cỡ tenkeyless đã bị lược bỏ luôn cả cụm mũi tên và một số phím chức năng thường nằm bên tay phải của fullsize. Kích cỡ này có ưu điểm rất lớn là tiết kiệm không gian, độ tùy biến cao và có rất nhiều mẫu mã thiết kế để lựa chọn. Nó luôn đi kèm một lớp lập trình là phím PN dùng cùng các phím khác để thay thế phím chức năng đã mất. Cỡ này chuyên được dùng bởi các gamers chơi trò chơi tốc độ cao như MOBA hoặc FBS.
Cỡ 65%
Bàn phím cơ 65%
Là cỡ 60% + cụm phím mũi tên. Nhưng điểm khác lạ là cụm mũi tên bị phân bổ ra nhiều vị trí để nằm chung vừa vặn với các phím ký tự. Nên có thể sẽ tốn một thời gian ban đầu để làm quen. Nó cũng có kích cỡ rất nhỏ gọn, thiết kế tinh xảo thẩm mỹ cao. Nhưng đáng tiếc là độ linh hoạt không cao và rất khó thay keycap vì kích thước keycap đôi khi hơi khác thường của nó.
1.2 Layout bàn phím cơ
Layout bàn phím cơ là hình dạng và kích thước của các phím nằm trong một Form factor (kích thước, size) cụ thể nào đó. Form factors không phải là yếu tố duy nhất làm thay đổi hay ảnh hưởng đến diện mạo bên ngoài của một chiếc bàn phím, Layout (bố cục) cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo, kích cỡ và vị trí đặt để của các phím trên cùng một bàn phím. Layout được chọn tùy theo vị trí địa lý, thói quen sử dụng của người dùng cũng có thể làm nên một kích cỡ hay một diện mạo hoàn toàn khác lạ cho chiếc bàn phím cơ.
Mỗi loại keyboard sẽ có layout riêng
Cách phân chia layout bàn phím cơ
Có 3 cách dùng để phân chia các loại layout bàn phím cơ gồm:
2.1 Mechanical (cơ học): Dựa trên vị trí vật lý và số lượng phím
Mechanical Layout dùng để phân biệt vị trí vật lý của từng phím bấm trên bàn phím.
2.2 Visual (hình ảnh): Dựa trên chữ số, ký tự in trên từng phím
Visual layout phân biệt dựa trên ký tự được in trên mặt của keycap. Visual layout sẽ thay đổi tùy theo mỗi ngôn ngữ, quốc gia và nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân. Ví dụ: keycap sử dụng trên bàn phím ở Trung Quốc sẽ có thêm các ký tự tiếng Hoa bên cạnh kí tự A, B, C.
2.3 Functional (tính năng): Dựa trên ký tự hiển thị trên máy tính khi gõ phím.
Functional layout được xác định dựa trên kết nối giữa phím bấm vật lý và ký tự hiển thị trên màn hình, ví dụ bấm nút A trên bàn phím, màn hình sẽ hiện ra ký tự A. Thông thường functional layout sẽ giống hệt như visual layout, bấm kí tự nào sẽ hiện ra đúng ký tự đó. Tuy nhiên, đa số các hệ điều hành đều có phần mềm giúp người dùng thay đổi functional layout của bàn phím để tối ưu cho công việc.
Có bao nhiêu loại layout bàn phím cơ?
Hiện có 3 loại layout chính đang dùng cho các bàn phím cơ (chiếm đến 90% các layout trên toàn thế giới) gồm:
3.1 ANSI
Layout ANSI
ANSI (American National Standards Institute) là chuẩn layout bàn phím được sử dụng ở Mỹ, Canada và một số nước Châu Âu. Bàn phím ANSI thường có 104 phím (Full-size) hoặc 87 phím (TKL).
3.2 ISO
Layout ISO
ISO (Organization for Standardization) là chuẩn layout bàn phím được sử dụng bởi hầu hết các nước Châu Âu. Bàn phím ISO có thêm 1 phím so với bàn phím ISO, tương ứng với 105 phím (Full size) hoặc 88 phím (TKL)
3.3 JIS
Layout JIS
Bàn phím chuẩn layout JIS chỉ được sử dụng ở Nhật, được trang bị thêm nhiều nút để hỗ trợ bảng chữ cái tiếng Nhật. Bàn phím JIS thường có 109 phím (full-size), nhiều hơn 4 phím so với ISO và 5 phím so với ANSI
Cả ba dạng layout này đều là một khía cạnh hoàn toàn khác với layout trật tự logic ký tự kiểu QWERTY, hay DVORAK mà chúng ta thường hay nghe tới. Ba layout tiêu chuẩn hóa này thường khác nhau về kích thước (và đôi khi là cả hình dạng) của các phím đặc biệt trên bàn phím gồm: Enter key, Backslash, và Left Shift keys.
Đặc điểm các loại layout thông dụng hiện nay
4.1 ANSI Layout
- Phím Enter trên bố cục ANSI là một hình chữ nhật dài không có góc cạnh nào khác.
- Phím Backslash nằm phía trên phím Enter và muốn bấm ngón tay phải duỗi ra để vươn tới phím này.
- Left shift có cùng kích thước với Right shift. Phím Left Shift có hình chữ nhật lớn. Left và Right Alt giống nhau về hình dạng và kích cỡ.
- Số lượng phím Fullsize 104 phím, TKL 87 phím và 63 phím cho mini 60%.
- Khả năng tương thích keycap set bên ngoài Tính tương thích rất cao vì đa phần các keycap bộ/ lẻ đều đi theo chuẩn ANSI.
Layout ANSI
Một số loại kích cỡ ANSI thông dụng
Layout ANSI Fullsize
Bàn phím AKKO 3087 DS Midnight (Cherry Blue switch) là một trong những thế hệ bàn phím mới nhất của hãng AKKO được chính thức ra mắt tại Việt Nam với thiết kế cổ điển, layout chuẩn ANSI và những tính năng vô cùng tiện lợi đối với người dùng.
Bàn phím AKKO 3087 DS Midnight (Cherry Blue switch)
Layout Tenkeyless (TKL)
Bàn phím cơ AKKO ACR87 Blue là bàn phím máy tính được đánh giá cao về thiết kế trong kiểu dáng TKL nhỏ gọn. Hỗ trợ công suất hoạt động tối đa trong suốt quá trình làm việc cùng hệ thống dàn máy PC.
Bàn phím cơ AKKO ACR87 Blue
Layout Mini
Bàn phím AKKO ACR59 Pink (Akko CS Switch - Jelly Pink) Bàn phím cơ AKKO ACR61 Blue với thiết kế TKL nhỏ gọn 60%.
Bàn phím AKKO ACR59 Pink (Akko CS Switch - Jelly Pink)
4.2 ISO Layout
- Phím Enter ISO là hình chữ L ngược
- Backslash ở bên trái phím Enter và các ngón tay không cần với tới vẫn bấm dễ dàng.